Kỹ thuật dập nổi, dập chìm và Danh thiếp dập nổi/chìm tại Surfaceprintingsolutions

Trong in ấn, có nhiều phương pháp in khác nhau để tạo nên sự sang trọng và ấn tượng cho sản phẩm như: ép kim, phủ UV, cán màng, cấn bế… Trong đó, kỹ thuật dập chìm, dập nổi là kỹ thuật được sử dụng rộng rãi để tạo nên các ấn phẩm độc đáo, thu hút. Hôm nay hãy cùng Surfaceprintingsolutions tìm hiểu nhé!

1. Kỹ thuật dập nổi, dập chìm trong in ấn là gì?

Kỹ thuật dập nổi, dập chìm trong in ấn là phương thức tạo điểm nhấn cho những chữ cái hoặc chi tiết nghệ thuật bằng cách bế, dập khuôn cho chúng nổi lên hoặc chìm xuống trên bề mặt ấn phẩm. Dập nổi, dập chìm thường được sử dụng trong việc in ấn các sản phẩm như: in danh thiếp, in mác sản phẩm, in catalogue, in menu, in thực đơn …

Sau khi dập nổi/ chìm, một mặt sẽ có xu hướng nhô cao và mặt còn lại sản phẩm có xu hướng chìm xuống. Các phần nhô cao hoặc phần lõm có thể được cảm nhận rõ ràng bằng cách sờ vào bề mặt ấn phẩm

Muốn áp dụng kỹ thuật này, đòi hỏi ấn phẩm phải được in bằng chất liệu giấy có định lượng từ 250gsm trở lên.

Kỹ thuật này tạo nên sự đột phá và sự thu hút từ phía người sử dụng tuy nhiên việc sử dụng kỹ thuật trong in ấn danh thiếp còn hạn chế bởi số lượng ít nên giá thành khá cao.

Để làm nổi một hình ảnh, một biểu tượng hay các chi tiết  nghệ thuật cần sử dụng một khuôn kim loại riêng và máy chuyên dụng để tạo nên. Đó là quá trình tạo ra bằng cách đặt khuôn tiếp xúc với các vật liệu dưới áp lực cao. Các loại giấy khác nhau sẽ cho ra các hiệu ứng nổi khác nhau.

Có 2 kỹ thuật phổ biến của dập nổi, dập chìm đó là: dập nổi, dập chìm không màu và dập nổi, dập chìm có màu.

2. Tìm hiểu về danh thiếp dập nổi/chìm tại Surfaceprintingsolutions

In Danh thiếp dập nổi/ dập chìm là một trong các dòng danh thiếp cao cấp tại Surfaceprintingsolutions hiện nay.

In Danh thiếp dập nổi/ dập chìm được rất nhiều các nhà kinh doanh lựa chọn chúng không chỉ mang đến một ấn tượng mạnh mẽ năng động mà chúng còn giúp bạn thể hiện sự tin cậy một cách hoàn hảo hơn. In Danh thiếp dập nổi/ dập chìm thường được lựa chọn trong các lĩnh vực kinh doanh, báo chí, kiến trúc, thiết kế, bất động sản…

Để tạo nên một ấn phẩm danh thiếp dập nổi/ chìm đẹp và tạo được ấn tượng tốt với khách hàng, đối tác, người thiết kế cần lưu ý:  tránh chèn vào các họa tiết khác ở mặt còn lại đối xứng với vùng được dập nổi/ chìm.

Điều này sẽ khiến các chi tiết nằm trong vùng dập nổi/ chìm không được hiển thị trọn vẹn bởi chúng sẽ bị chìm, hoặc nhô lên.

Ngoài việc đòi hỏi người thiết kế phải có tư duy và kỹ năng tốt, con mắt thẩm mỹ cao họ còn phải có những hiểu biết nhất định về quy trình cũng như kỹ thuật in ấn.

Chính vì vậy, quý khách có thể sử dụng dịch vụ thiết kế của Surfaceprintingsolutions – dịch vụ thiết kế và in ấn chuyên nghiệp để không cần phải lo lắng về công đoạn thiết kế cũng như quá trình thành phẩm.

Trên đây là những kiến thức về kỹ thuật dập nổi, dập chìm và danh thiếp dập nổi/ chìm tại Surfaceprintingsolutions Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho quý khách trong quá trình tìm hiểu và có cho mình những thông tin bổ ích về kỹ thuật cũng như sản phẩm này.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *